Các chị em phụ nữ đến một độ tuổi nhất định sẽ băn khoăn liệu có những dấu hiệu cụ thể nào cho thấy bản thân đang mang thai hay không. Việc nắm rõ kiến thức về dấu hiệu mang thai là vô cùng quan trọng giúp chị em quan tâm bản thân hơn, chú ý trong ăn uống, làm việc, sinh hoạt để đem lại những gì tốt nhất cho đứa trẻ. Ngay sau đây, hãy theo dõi bài viết của muaonlinegiatot.com để tìm hiểu kĩ hơn nhé!
20 dấu hiệu mang thai sớm nhất sau 1 tuần quan hệ
1. Trễ kinh nguyệt – dấu hiệu phổ biến nhất được chị em phụ nữ biết đến
Tất cả phụ nữ có thai đều bị trễ kinh và không có kinh nguyệt trong toàn bộ thời gian từ lúc bắt đầu đến khi sinh nở. Do vậy, nếu bạn thấy bị chậm kinh từ 7-10 ngày cộng với trước đó có xảy ra quan hệ nhưng không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào thì khả năng đã thụ thai là rất cao.
Bạn cũng không cần quá lo lắng vì tình trạng không có kinh trong suốt quá trình mang thai là hoàn toàn bình thường, không gây nguy hại đến sức khoẻ của bản thân và em bé.
Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng có nhiều nguyên nhân gây trễ kinh như căng thẳng, giảm cân quá mức, giờ giấc sinh hoạt không điều độ,….
2. Đau tức ngực, đầu vú thâm
Khi mang thai, lượng hormone trong cơ thể tăng lên đột ngột khiến phụ nữ chưa thích nghi được ngay tức khắc, dẫn đến cảm giác đau nhức, khó thở. Thêm vào đó, trong tuần đầu tiên khi mang thai, núm vú trở nên sẫm màu và nhô ra phía trước rõ hẳn, xuất hiện các mạch máu. Đây là dấu hiệu cho thấy núm vú bắt đầu sản xuất sữa mẹ và làm cho đầu vú sưng lên, thâm hơn bình thường.
Cảm giác đau tức ngực sẽ mờ dần sau 1 tháng bởi lúc này cơ thể của người mẹ đã điều chỉnh được nội tiết tố. Để giảm cảm giác đau nhức, phái nữ có thể lựa chọn quần áo, đồ lót rộng, chất liệu mát mẻ và massage nhẹ nhàng.
3. Đi tiểu nhiều lần trong 1 ngày
Thời điểm ban đêm khi đang say giấc mà muốn đi vệ sinh hết lần này đến lần khác trong khi trước đó bạn không uống quá nhiều nước thì đó là một trong những dấu hiệu mang thai. Lí do là tử cung to ra rồi chèn ép bàng quang và nồng độ HCG (human chorionic gonadotropin) tăng lên. Phụ nữ sẽ đi tiểu càng nhiều khi mà thai nhi phát triển nhanh ở cuối thai kỳ.
Ngoài ra, đi tiểu nhiều lần còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lí khác như viêm bàng quang, thận yếu, viêm đường tiết niệu,…. Do vậy, chị em cần chú ý tới sức khoẻ của bản thân và đi thăm khám kịp thời.
4. Buồn nôn thường xuyên, đặc biệt là sáng sớm
Đây là tình trạng ốm nghén thường gặp ở phụ nữ có thai và kéo dài xuyên suốt 3 tháng của thai kỳ. Cảm giác buồn nôn xảy ra bất kì lúc nào, khi bạn đang ngồi làm việc, vận động vô cùng bình thường, khi ngửi mùi thức ăn – đồ bạn ăn hàng ngày và thậm chí là món bạn thích.
Cảm giác khó chịu này diễn ra nhiều lần quá mức sẽ khiến phụ nữ mệt mỏi, suy nhược cơ thể, khó hấp thụ đồ ăn dinh dưỡng và ảnh hưởng tới sự phát triển, hình thành của thai nhi. Vì thế, gia đình và chính phụ nữ mang thai nên tìm hiểu cách giảm cảm giác buồn nôn, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lí trong ngày.
5. Chướng bụng
Có thể nhiều người thấy trướng bụng do ăn quá no hoặc bản thân đang tăng cân nên mãi bụng không thon gọn lại được. Nhưng khi mang thai, các cơ đường ruột nhão dần, cơ thể sản sinh ra khí ga làm chậm khả năng tiêu hoá.
6. Âm đạo ẩm ướt
Nếu đã vệ sinh sạch sẽ, nhiều lần nhưng âm đạo ướt hơn bình thường cho thấy bạn có khả năng đang mang thai.
Sau khi quan hệ, nếu thụ tinh không thành công, dịch nhầy sẽ biến mất trong 24 giờ qua đường âm đạo, trả lại cho bạn vùng kín khô thoáng. Ngươc lại, nếu trứng thụ tinh được, chất nhầy sẽ tiết ra ngày càng nhiều nhằm bảo vệ vỏ trứng.
7. Tâm lí thất thường
Bạn có đang cảm thấy không kiểm soát được bản thân như trước nữa? Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khi mang thai khiến bạn cảm thấy khó khăn trong mọi việc. Bạn có thể dễ nóng giận vì những vấn đề nhỏ nhặt, buồn bã không lí do, cảm thấy mọi việc đang bị đảo lộn và không theo ý muốn.
Việc tự cân bằng cảm xúc là rất khó, trong những lúc này cần có người thân, bạn bè bên cạnh để tâm sự, chia sẻ.
8. Táo bón
Hệ tiêu hoá lúc này hoạt động kém do lượng hormone progesterone trong cơ thể tăng lên, áp lực tới xương chậu và bàng quang khiến bà bầu đầy bụng, khó tiêu.
Để khắc phục tình trạng này, phụ nữ nên ăn nhiều rau xanh, sử dụng men tiêu hoá, vận động nhẹ mỗi sáng và chiều,….
9. Bị chuột rút
Nguyên nhân dẫn đến co thắt cổ tử cung là sự thay đổi kích cỡ thất thường nhằm phù hợp với kích thước của thai nhi. Vì thế, bà bầu sẽ không tránh khỏi những cơn đau bất ngờ, tưởng chừng như sắp đẻ. Tuy nhiên, vẫn có thể khắc phục hoặc giảm thiểu nếu ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng,….
10. Âm hộ chuyển màu
So với những ngày thường, âm hộ sẽ không còn hồng hào mà thay vào đó là màu sẫm, tối hơn nhiều khiến bạn mất tự tin. Tuy nhiên, bạn đừng vội lo lắng quá vì đây là biểu hiện chung của hội chị em khi mang thai.
Việc cần làm là vệ sinh vùng nhạy cảm sạch sẽ, đúng cách và sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ uy tín, chất lượng.
11. Rụng tóc
Khi rối loạn nội tiết tố nữ, tóc dễ bị xơ, rụng nhiều khi chải mỗi ngày. Ngoài ra, làn da cũng nhợt nhạt, không được tươi tắn, tràn đầy sức sống. Bạn cần bình tĩnh, điều chỉnh thời gian ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi sao cho hợp lí để cải thiện tình trạng gây mất tự tin ở phái đẹp nêu trên.
12. Nhịp tim tăng
Nhịp tim tăng nhằm cung cấp đầy đủ oxi cho buồng trứng, tránh nhầm lẫn với hở van tim 2 lá. Nếu bạn không thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê,… cũng không ở trong tình huống khó xử, bất ngờ, xúc động mạnh,… mà nhịp tim vẫn tăng nhanh cho thấy khả năng đang có thai.
13. Ợ chua
Trong giai đoạn mang bầu, lượng hormone làm van giữa dạ dày và thực quản giãn ra một khoảng lớn. Do đó, lượng axit trong dạ dày lấn sang thực quản, dẫn đến triệu chứng ợ chua.
Thay vì vội vàng tới khám bệnh, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn theo chế độ lành mạnh, nhiều rau củ quả, đi lại nhẹ nhàng sau khi ăn.
14. Tăng cân
Phụ nữ đang mang thai có cảm giác thèm ăn đồ chua, những đồ mới lạ, họ ăn bất kì thời điểm nào trong ngày họ muốn dẫn đến cân nặng tăng đáng kể.
Hơn nữa, người mẹ có thể tăng từ 0,5 – 2kg trong những tháng đầu tiên của thai kì. Việc cân nặng tăng lên tập trung ở một số vùng như ngực, tử cung, nước ối, nhau thai, máu, chất lỏng và mỡ. Trong đó, máu và chất lỏng chiếm tỉ lệ lớn nhất, khoảng 2,27 – 3,18 kg.
15. Ngủ nhiều
Vấn đề vẫn nằm ở việc lượng hormone progesterone cao khiến giờ giấc sinh hoạt thay đổi, cảm giác buồn ngủ cũng theo đó mà tăng lên, khiến bà bầu ngủ li bì, ngủ nhiều nhưng chưa thấy đủ.
16. Đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu liên tục
Có thể nhiều người cho rằng bạn làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi, cơ thể suy nhược nên dễ ngất đi, chỉ cần nghỉ ngơi là bình thường trở lại.
Thực tế, đây là một trong những biểu hiện của việc mang thai, tình trạng này thường kéo dài và trở nên nặng hơn khi thai nhi phát triển ở những tháng cuối.
17. Máu báo thai
Máu báo thai xuất hiện làm phụ nữ lầm tưởng với kinh nguyệt đã đến hoặc dấu hiệu cho ngày ‘đèn đỏ’. Trường hợp thứ hai hợp lí hơn là quá trình thụ thai diễn ra thành công, phôi thai sẽ bám chắc vào tử cung, dẫn đến tình trạng xuất huyết.
Máu báo thai rất dễ phân biệt với máu kinh nguyệt, bởi có màu đỏ tươi, nâu, hồng theo từng đốm nhỏ và hết sau 2-3 ngày. Nếu thấy máu âm đạo, hãy đi khám sức khoẻ sớm nhất có thể vì đây còn là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm,….. ảnh hưởng đến khả năng sản sinh sau này.
18. Đau bụng dai dẳng
Bạn thấy đau âm ỉ, liên tục kéo dài trong suốt hàng giờ đồng hồ? Cảm giác không thoải mái này kéo dài tới hết ngày thứ 6 và chia thành từng đợt trong ngày. Hãy nghỉ ngơi và massage xung quanh vùng bụng, uống nước ấm, giữ cho nhiệt độ trong phòng ở mức ổn định,…. để tìm lại cảm giác dễ chịu, bớt đau đớn.
19. Da trắng mịn lúc ban đầu và dần nổi mụn sau đó
Trong những tuần đầu tiên, lượng máu và hormone tăng kéo theo các tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ, da bạn láng mịn, trắng sáng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu lượng dầu quá nhiều có thể gây tắc lỗ chân lông, xuất hiện tình trạng mụn ẩn, viêm da, ngứa ở vị trí có mụn,…. Dần đần, làn da trắng mịn biến mất và thay vào đó là làn da sạm màu, thiếu sức sống.
Do phải cung cấp lượng oxi cho buồng trứng, nhịp tim bạn đập nhanh hơn một chút so với ngày thường. Ví dụ, nhiệt độ cơ thể ở người trưởng thành là 37 độ C, nhưng khi mang thai, nhiệt độ sẽ tăng lên 0,5 độ C.
20. Nhịp tim chênh lệch
Những thắc mắc phổ biến của chị em phụ nữ
1. Những dấu hiệu kể trên có xuất hiện ở tất cả phụ nữ khi mang thai không?
Mỗi người đều có cơ địa khác nhau, do đó các biểu hiện của phụ nữ sẽ khác nhau. Ví dụ, có người cảm thấy khó chịu khi thấy đồ ăn mình rất thích, có người lại không. Thay vào đó, họ thèm ăn những món trước đây không thích như cóc, mận, xoài chua,…
2. Có thể thông qua những đặc điểm trên gương mặt để xác định mang thai không?
Câu trả lời là có. Hãy nhìn vào sắc mặt, liệu có nhợt nhạt không? Thêm vào đó là sự thay đổi của nội tiết tố làm khuôn mặt to hơn, mũi nở, làn da mất đi vẻ mịn màng, trắng hồng vốn có, thái dương nổi gân xanh rõ rệt.
3. Sử dụng que thử thai khi nào là hợp lí? Cách sử dụng que thử thai?
Nếu bạn thấy bản thân xuất hiện trên 10 triệu chứng bất kì ở trên, hãy sử dụng que thử thai. Bởi một vài dấu hiệu có thể chỉ là bạn đang gặp vài vấn đề trong đồng hồ sinh học, nhưng nhiều dấu hiệu thì nên nghĩ tới khả năng mang thai.
Hướng dẫn sử dụng que thử thai ngay tại nhà
Bước 1: Cho nước tiểu vào cốc.
Bước 2: Dựng que thử thai theo chiều mũi tên chỉ xuống dưới cốc. Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 giây.
Bước 3: Lấy que ra khỏi cốc đặt trên bề ngang thẳng, đợi trong 5 phút.
Bước 4: Đọc kết quả.
– 1 vạch: Không phải thời điểm rụng trứng.
– 1 vạch đậm, 1 vạch mờ: Còn xa thời điểm rụng trứng.
– 2 vạch mờ hoặc 2 vạch đậm: Sắp tới ngày rụng trứng.
– 1 vạch đậm, 1 vạch cực đậm: Trong vòng 12-24 giờ tới sẽ rụng trứng.
4. Những điều khiến bạn lầm tưởng mình đang mang thai?
Những dấu hiệu khi mang thai đôi khi lại tương đồng với sự rối loạn nội tiết tố nữ thông thường. Cụ thể là:
- Ngày kinh nguyệt đến muộn hoặc sớm hơn các tháng khác.
- Bụng to lên do ăn no, đầy bụng, khó tiêu.
- Cảm thấy buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi do làm việc quá sức, thức khuya nhiều, uống các chất gây kích thích.
- Bị co thắt da dày, co thắt vùng bụng dưới tương đương với cảm giác chuyển dạ của phụ nữ khi mang bầu.
5. Cần làm gì khi biết mình có thai?
Trước hết, hãy tìm hiểu thông tin về thai kì những tuần đầu tiên trên các trang thông tin, sau đó đặt lịch hẹn khám sức khoẻ ở bệnh viên, cơ sở khám chữa có chất lượng.
Hãy cố gắng loại bỏ dần những thói quen xấu, lịch trình sinh hoạt không điều độ trước đó như thức khuya, ngồi nhiều trước máy tính, uống cà phê, rượu bia,…. Thay vào đó, bạn nên ăn thêm rau xanh, hoa quả, nước trái cây, đồ ăn không dầu mỡ,…
Mang thai là điều hạnh phúc đối với mỗi người phụ nữ. Họ nâng niu, mang trong mình sinh linh nhỏ bé 9 tháng 10 ngày để cho ra đời đứa trẻ khoẻ mạnh. Vì thế, việc nhận biết sớm giúp các bà bầu cẩn thận, chú ý tới bản thân hơn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong suốt thời kì mang thai. Chúng tôi hy vọng bài viết trên đây sẽ mang đến kiến thức hữu ích để bạn có một thai kì thực sự khoẻ mạnh.
Để lại một bình luận