Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn tuổi mà còn gặp ở những người ở độ tuổi còn trẻ và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Những người mắc căn bệnh này thường phải chịu cơn đau khó chịu và gây cản trở trong quá trình vận động. Nếu như không phát hiện sớm và điều trị thoát vị đĩa đệm một cách kịp thời thì rất có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến tính mạng con người. Vậy hãy cùng muaonlinegiatot.com tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa trị loại bệnh này nhé.
1.Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là phần nhầy. Đĩa đệm có tác dụng là cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống.
Thoát vị đĩa đệm là chỉ tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị lệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng, chèn ép vào các dây thần kinh gây ra đau nhức cột sống. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trên cột sống và đây là kết quả của sang chấn hay do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách. Các vị trí thường xảy ra phổ biến nhất đó là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ do chịu nhiều ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt của chúng ta hàng ngày.
2.Nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm mà những người mắc thường gặp phải:
Sai tư thế:
Do làm việc hay lao động quá sức hoặc sai tư thế dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương, gây ra chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Tuổi tác:
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến mà bệnh nhân hay gặp phải. Khi mà quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương. Độ tuổi thường gặp khoảng từ 35- 50 tuổi.
Do chấn thương:
Chúng ta thường gặp phải chấn thương ở vùng lưng khi hoạt động thể thao hay vận động. Điều này làm mất đi cấu trúc cân bằng của cột sống nên gây ra căn bệnh thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, còn có một số nguy cơ gây ra thoát vị đĩa đệm thường gặp ra:
Cân nặng của cơ thể:
Khi cân nặng của cơ thể càng lớn thì gây ra gánh nặng áp lực cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng.
Nghề nghiệp:
Đối với những người làm trong môi trường khuân vác nặng hàng ngày, sai tư thế đều có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm bởi khi cơ thể phải thường chịu áp lực xuống cột sống sẽ gây ra mất vị trí cân bằng cột sống gây ra đau nhức, thoái hóa cột sống.
3. Triệu chứng
Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp:
Đau nhức tay hoặc chân:
Bệnh nhân thường gặp phải những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, chân khi mắc bệnh. Khi đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc kéo dài hơn thế. Người bệnh cảm thấy đau hơn khi đi lại, vận động.
Triệu chứng tê bì tay chân:
Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài bị chèn ép rễ thần kinh gây tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó phát triển xuống vùng mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Khi đó, người mắc bệnh sẽ cảm thấy như kiến bò trong cơ thể mình.
Yếu cơ, bại liệt:
Triệu chứng xuất hiện khi người bệnh đã ở giai đoạn nặng, thường do không chẩn đoán sớm, sau một thường gian dài mới phát hiện ra bệnh. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể khó mà đi lại, vận động như bình thường, từ đó dẫn đến teo hai chân, teo cơ, liệt chi và phải ngồi xe lăn để di chuyển.
Các đối tượng thường mắc phải:
- Người bị thoái hóa, chấn thương, hoặc mắc các chấn thương như trượt cột sống, gai cột sống, cong vẹo cột sống,…
- Người thường xuyên phải làm những công việc nặng nhọc như bê vác nặng,..
- Người có thói quen sinh hoạt sai, không đúng với khoa học như: ngủ gối đầu ở tư thế cao, tư thế ngồi làm việc sai,…
- Người mắc bệnh lý đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút đều có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Người ở độ tuổi cao
- Người thường xuyên ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu, quá thời gian quy định trong các ngành nghề như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế,…
4.Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống
Những người mắc bệnh thoát vị cột sống thường có biểu hiện như sau:
-Đau thắt lưng đột ngột và dữ dội
-Đau âm ỉ, lan tỏa cả vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn
-Đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh tọa, đau lan theo hình vòng cung, ra phía trước ngực, dọc khoang liên sườn.
-Tê hoặc yếu 2 chi . Ngón chân cái khó gấp – duỗi, sau đó người bệnh có cảm giác tê thể hiện rõ ở mu bàn chân và mông.
-Gây khó khăn khi vận động, cử động bất tiện, khả năng ưỡn lưng hoặc cúi thấp khó.
5.Cách điều trị
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trị căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng:
-Các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm:
Một vài bài tập đem lại tác dụng hiệu quả cho người mắc thoát vị đĩa đệm. Những bài tập phù hợp giúp người bệnh giảm áp lực lên phần cột sống, nhờ vậy mà giảm được các cơn đau, tăng sự dẻo dai., tạo sự linh hoạt cho xương khớp, đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói chung nên thực hiện những động tác nhẹ nhàng, vận động dẻo dai như: tập yoga, đạp xe hoặc đi bộ đúng cách. Tránh những bộ môn cần vận động mạnh như tập gym, chơi tennis, cầu lông, bóng đá, bóng rổ,… Đồng thời, hạn chế các bộ môn thể thao cần vận động mạnh.
-Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tân dược:
Một trong những cách chữa trị thoát vị đĩa đệm phổ biến dựa trên triệu chứng lâm sàng là dùng thuốc Tân dược.
Dựa trên mức độ tổn thương của cột sống của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc tây như ibuprofen hoặc naproxen. Những loại thuốc này có tác dụng làm cải thiện các cơn đau và làm giảm hiện tượng căng cứng của cơ khớp.
Điều trị bằng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, chứ không có tác dụng điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, dễ có nguy cơ tái phát bệnh lại. Nếu như bạn càng lạm dụng thuốc nhiều chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, có thể gây ra nguy hiểm cho gan, dạ dày hoặc thận.
-Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm:
Thực tế, những bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm không cần phải phẫu thuật. Họ chỉ cần nghỉ ngơi và dưỡng sức trong vòng 4 đến 6 tuần và kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu thì tình trạng của căn bệnh này sẽ được cải thiện. Do đó, việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ tổn thương của cột sống, vị trí, biến chứng, cũng như mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động, sinh hoạt của người mắc bệnh.
Một số trường hợp sau nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm:
- Điều trị nội khoa sau 6 đến 8 tuần
- Người bệnh gặp phải các cơn đau đột ngột vùng thoát vị, cảm giác đau đớn dữ dội
- Xuất hiện triệu chứng mất kiểm soát bàng quang, đường ruột hay gọi là “ hội chứng chùm đuôi ngựa”
Châm cứu giảm đau:
Châm cứu là một trong những phương pháp vô cùng phổ biến trong y học Trung Hoa, đây là phương pháp dùng cây kim rất nhỏ đi qua da, tác động đến huyệt đạo giúp khai thông dòng máu của khí đang bị tắc nghẽn, từ đó cơ thể sẽ tự phục hồi và cân bằng. Còn dưới góc độ khoa học, châm cứu là phương pháp giúp cơ thể kích thích sản sinh ra Endorphin – một loại hormone giúp giảm cơn đau. Trong những trường hợp cơn đau gây khó chịu, người bệnh thường áp dụng cách chữa là phương pháp châm cứu để chữa bệnh.
Thế nhưng, bạn cần lưu ý rằng phương pháp châm cứu chỉ có tác dụng xoa dịu triệu chứng mà thôi, chứ không thể chấm dứt hoàn toàn sự sai lệch trong cấu trúc đốt sống và đĩa đệm, vấn đề chèn ép thần kinh vẫn tồn tại, tức là căn bệnh này vẫn có nguy cơ tái phát lại.
Trị liệu thần kinh cột sống:
Khảo sát trên thế giới nhận ra rằng, với tỷ lệ hơn 80% bệnh nhân tại Mỹ và Châu Âu cảm thấy phương pháp trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp tối ưu nhất. Bởi phương pháp này đã tạo nên hiệu quả rõ rệt, cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị. Các bác sĩ chuyên môn sẽ dùng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giảm chèn ép dây thần kinh.
Sau đó, cơ thể sẽ tự quay trở về trạng thái cân bằng ban đầu, thậm chí rằng cơ thể có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không cần dùng đến thuốc nữa. Đây là phương pháp được xem là cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất.
6.Một số câu hỏi thắc mắc của độc giả
Khi điều trị thoát vị đĩa đệm cần chú ý những điều gì?
Hạn chế nằm nhiều: người bệnh nên hạn chế nằm nhiều bởi các cơ khớp có nguy cơ bị co cứng, giảm sự linh hoạt dẻo dai khi vận động, thay vào đó người bệnh nên tập có động tác nhẹ nhàng kết hợp tập yoga để quá trình điều trị nhanh hơn.
Không nên ngồi xổm:
Đây là tư thế vô tình làm tăng lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm, khiến bộ phận này bị chèn ép lâu gây đau lưng, thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể trở nên phức tạp hơn, nặng hơn do động tác ngồi xổm.
Chú ý tư thế nằm:
Tư thế nằm vô cùng quan trọng, vừa tác động đến tình trạng của cột sống vừa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của giấc ngủ. Một số tư thế nằm được chuyên gia khuyến nghị là: nằm nghiêng và co gối, nằm sấp và kê gối dưới bụng, nằm nghiêng và kê gối giữa hai chân, nằm ngửa và kê gối dưới chân.
Trên đây là bài viết về nguyên nhân và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Mong rằng bài viết trên sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh này. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này thì đừng quên để lại bình luận dưới bài viết này nhé. Cảm ơn bạn đã dành thời gian quý giá của mình để đọc bài viết này.
Để lại một bình luận