Đau dây thần kinh tọa là một chứng bệnh về xương khớp khá phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta. Dưới đây, đội ngũ của muaonlinegiatot.com sẽ mách bạn 4 cách giảm đau dây thần kinh tọa tức thì mà không phải ai cũng biết.

Đau dây thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa trên mỗi cơ thể con người là phần dây thần kinh từ phần dưới thắt lưng kéo dài tới đầu ngón chân, nó có chức năng làm chi phối các các cảm giác mỗi khi cơ thể vận động và nuôi dưỡng các bộ phận mà nó đi qua.
Đây được coi là dây thần kinh dài nhất, gồm hai nhánh dây thần kinh nhỏ hơn nằm ở bên trái và phải của cơ thể.
Đau dây thần kinh tọa thường xuất hiện khi xuất hiện một yếu tố bất thường chèn ép lên một phần dây thần kinh, gây đau âm ỉ và đem lại cảm giác khó chịu cho người bệnh. Những cơn đau ấy xuất hiện liên tiếp ở vùng dọc dây thần kinh, từ một điểm xuất phát có thể lan tới đùi, cẳng chân, ngón chân,… và đặc biệt là vùng lưng.
Đau dây thần kinh tọa do đâu?

Thoát vị đĩa đệm
Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên các cơn đau dây thần kinh tọa (chiếm khoảng trên 80% các trường hợp). Khi đĩa đệm cột sống bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bình thường, dây thần kinh tọa sẽ bị chèn ép và dẫn tới trạng thái đau buốt ê ẩm. Tương tự, gai cột sống cũng đem tới cảm giác hết sức khó chịu đối với dây thần kinh tọa.
Chấn thương
Các chấn thương ở các vùng như chân, thắt lưng, hông,… rất dễ gây nên việc đau dây thần kinh tọa.
Ung thư
Các khối u, bướu phát triển cũng có khả năng chèn ép vào dây thần kinh, gây nên các triệu chứng đau dây thần kinh tọa.
Bệnh tiểu đường
Căn bệnh này có thể gây tổn thương thần kinh một cách nghiêm trọng, từ đó dẫn tới đau thần kinh tọa.
Một số nguyên nhân khác
Đau dây thần kinh tọa cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số các yếu tố như: Thiếu vitamin B, tính chất công việc khiến bạn phải mang vác nặng thường xuyên, các vấn đề về tuyến giáp, cột sống,…
4 mẹo chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà

3.1. Xoa bóp, bấm huyệt: Cách chữa đau dây thần kinh tọa tức thì
Đây là phương pháp chữa đau dây thần kinh tọa đơn giản và vô cùng hiệu quả, không cần phải tốn quá nhiều sức lực. Khi cơn đau kéo tới, bạn có thể thử cách xoa bóp dưới đây để giảm tình trạng đau nhức:
Bước 1:
Người bệnh nằm sấp ở trạng thái thả lỏng, hai bàn tay úp, để dọc theo chiều thắt lưng.
Bước 2:
Kỹ thuật viên sẽ dùng ba ngón tay được khép sát lại rồi miết dọc theo chiều dây thần kinh tọa, những khối cơ tập trung nhiều dây thần kinh ở mông, đùi, gót chân. Động tác này sẽ giúp cơ thể ở trạng thái được thư giãn, giúp cơ trở nên mềm mại hơn, giảm áp lực lên dây thần kinh tọa.
Bước 3:
Nắm hai bàn tay rồi dùng các khớp tay để lăn đều lên vùng đau của người bệnh. Động tác này sẽ giảm trạng thái đau nhức và tê bì đối với các vùng bị đau.
Bước 4:
Úp hai bàn tay xuống và tiếp tục thực hiện động tác bóp nắn đối với các vùng cơ bị đau dây thần kinh tọa. Đây là động tác với mục đích làm tăng lưu thông khí huyết cho người bệnh, giúp làm giảm các cơn đau một cách tức thì.

Lưu ý:
Trong quá trình thực hiện, cần lưu ý một số điểm huyệt vị và dùng ngón tay để ấn lực vừa phải, mục đích của động tác này là làm nóng huyệt, kích thích lưu thông khí huyết cho cơ thể và làm giảm áp lực đối với các vị trí đau dây thần kinh tọa.
3.2. Ngủ đúng tư thế, giờ giấc khoa học cũng là một biện pháp hữu hiệu chữa đau dây thần kinh tọa
Có thể đây là phương pháp mà bạn không ngờ tới nhưng thật ra ngủ đúng tư thế cũng là một biện pháp hữu hiệu trong việc giảm đau dây thần kinh tọa. Chính vì điều ấy, mỗi khi cơn đau ập đến, thay vì việc nghĩ ngay tới việc dùng thuốc giảm đau thì tại sao bạn không thử điều chỉnh lại tư thế ngủ của mình để vừa nhận được hiệu quả mong muốn mà không lo những tác dụng phụ mà thuốc đem lại?
Không những vậy, ngủ đúng tư thế cũng mang lại một giấc ngủ thoải mái, đem lại trạng thái thư giãn sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Bạn có thể tham khảo một số tư thế ngủ tốt cho sức khỏe sau:
Nằm ngửa:
Việc nằm ngủ theo tư thế này sẽ giúp cơ thể nắn theo đường cong tự nhiên của cột sống, giúp các bộ phận trong cơ thể luôn ở tư thế thoải mái nhất, trong đó có dây thần kinh tọa. Khi ngủ, bạn có thể kê một chiếc gối nhỏ ở dưới đầu gối để dây thần kinh tọa không bị căng ra, đem lại giấc ngủ ngon hơn.
Nằm nghiêng:
Nếu bạn đang bị đau dây thần kinh tọa thì việc nằm nghiêng sang bên không bị đau sẽ giúp bạn thoải mái hơn cả. Bạn cũng có thể kê một chiếc gối giữa hai bên đầu gối để phần chân trên có điểm tựa, từ đó giấc ngủ được sâu hơn.

3.3. Chườm nóng cũng là một phương pháp được nhiều người thực hiện
Đây là phương pháp hữu hiệu mang lại cảm giác dễ chịu tức thì. Hơn nữa, với cách này, người bị đau dây thần kinh tọa có thể tự thực hiện mà không cần nhờ tới sự trợ giúp của người khác. Việc chườm nóng giúp mạch máu được lưu thông giúp cho người bệnh giảm các cơn đau nhức do đau dây thần kinh tọa mang lại.
Cách thực hiện khá ĐƠN GIẢN: Bạn chỉ việc đổ nước nóng trong khoảng nhiệt độ từ 40 đến 45 độ C vào túi chườm giữ nhiệt, sau đó chườm liên tục lên vùng bị đau, cứ như vậy lặp lại nhiều lần thì chỉ khoảng 15-20 phút sau, cơn đau sẽ giảm rõ rệt.

3.4. Bài tập đơn giản tại nhà cho người đau dây thần kinh tọa

Sau khi cơn đau dây thần kinh tọa đã thuyên giảm thì việc luyện tập chính là phương pháp mang lại hiệu quả lâu dài nhất. Điều đó vừa giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức, vừa giúp duy trì độ dẻo dai, khỏe mạnh của cơ thể.
Bạn có thể thực hiện bài tập dưới đây:
- Đứng thẳng, chân để sát vào cầu thang, đưa một chân lên bậc thang đầu tiên.
- Sau đó, bạn từ từ vươn người về phía trước và giữ nguyên tư thế trong khoảng 35 giây, đồng thời hít sâu và thở ra từ từ.
- Kết thúc động tác trở về tư thế ban đầu. Cứ như vậy thực hiện ba lần và sau đó đổi chân, tương tự đối với chân còn lại.
=> Động tác này có tác dụng giải phóng áp lực cho dây thần kinh tọa, giảm các cơn đau nhức.
Bên cạnh bài tập trên, bạn có thể lựa chọn một số bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với điều kiện về sức khỏe và cuộc sống của mình, chẳng hạn như đi bộ, yoga,…Đồng thời đặc biệt lưu ý về chế độ dinh dưỡng của bản thân để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

Trên đây là 4 cách chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà giúp kiểm soát cơn đau và hạn chế những triệu chứng tái phát. Tuy nhiên, nếu dây thần kinh tọa bị tổn thương nặng, những cơn đau nhức không thuyên giảm sau khi điều trị tại nhà, bạn cần được thăm khám và sử dụng những liệu trình do bác sĩ kê đơn để những cơn đau được điều trị kịp thời nhất.
Để lại một bình luận