Rơ lưỡi là một công đoạn không thể thiếu trong quá trình thiết lập hàng rào bảo vệ, phòng tránh và xử lý các vấn đề liên quan đến khoang miệng trẻ. Tuy nhiên, có rất nhiều cha mẹ vẫn đang thắc mắc rơ lưỡi thế nào là đúng cách và những cách rơ lưỡi nào an toàn, khoa học và hiệu quả. Bài viết dưới đây muagitotonline.com có thể giải đáp tất cả thắc mắc trên của các bậc cha mẹ và giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.
I. TẠI SAO CẦN RƠ LƯỠI CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Việc chăm sóc răng miệng cho con ngay từ khi còn nhỏ giúp bé có một hàm răng và khoang miệng khỏe mạnh khi lớn lên. Đặc biệt là nếu lưỡi của bé không được chú ý làm sạch thường xuyên, lượng vi trùng tăng lên sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn, dễ mắc các bệnh về khoang miệng như tưa lưỡi, nấm lưỡi, bệnh bướu răng và các vấn đề nha khoa khác.
Việc rơ lưỡi cho bé giúp làm sạch lưỡi, loại bỏ lượng sữa dư thừa, giảm mùi và hạn chế tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng, nhờ đó giảm các nguy cơ trẻ bị trắng lưỡi, tưa lưỡi,… Đối với trẻ sơ sinh, tưa lưỡi là một nguyên nhân khiến trẻ khó chịu, buồn bực, quấy khóc bởi có cảm giác đau ở khoang miệng mỗi khi bú mẹ. Ngoài ra, trẻ bị tưa lưỡi có thể lây qua cho mẹ khi bú khiến mẹ bị nhiễm nấm, tạo cảm giác khó chịu, đau rát ở núm vú.
Vậy khi nào thì nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?
Các mẹ cần rơ lưỡi cho bé khi con sử dụng sữa ngoài bởi sữa ngoài dễ đóng cặn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển, cha mẹ rơ lưỡi cho con trong trường hợp này có tác dụng làm sạch lưỡi và khoang miệng, ngăn ngừa nấm miệng ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, khi lưỡi trẻ bị trắng, cần rơ lưỡi bằng gạc ẩm kháng khuẩn để tiêu diệt nấm và loại bỏ tác nhân gây bệnh nấm miệng.
II. 4 CÁCH RƠ LƯỠI CHO TRẺ ĐẢM BẢO AN TOÀN, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ
1. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch Denicol
Với thành phần chính là Natri borat, Denicol thường được dùng để trị bệnh lưỡi trắng, nấm lưỡi, lở miệng, sưng nướu (sưng lợi) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cách thực hiện:
Bước 1: Các mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành rơ lưỡi cho bé.
Bước 2: Dùng gạc vô trùng quấn quanh một ngón tay, sau đó thấm một lượng vừa đủ dung dịch thuốc Denicol rồi tiến hành lau lưỡi bé và vùng khoang miệng của bé một cách nhẹ nhàng.
Lưu ý:
Thuốc Denicol chỉ dùng để rơ miệng, không được cho trẻ uống.
Nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng bởi sản phẩm này là thuốc thường dùng cho trẻ sơ sinh. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh những tai nạn không may có thể xảy đến.
Khi rơ lưỡi cho bé, mẹ nên chọn gạc mềm để thấm dịch rơ cho bé để hạn chế hết cỡ việc bé nuốt thuốc (nuốt thuốc có thể làm bé buồn nôn và tiêu chảy)
Nếu có các dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ nhanh chóng.
Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và để nơi khô ráo dưới 30 độ C
2. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch Wesser
Wesser Baby Oral Care là sản phẩm nước rơ lưỡi với thành phần nguyên liệu tự nhiên, rất an toàn vì vậy các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm ngay cả khi bé nuốt phải. Đặc biệt, thành phần chính của sản phẩm là trà xanh và xylitol giúp loại bỏ mảng bám, làm sạch miệng lưỡi hiệu quả cho trẻ.
Cách thực hiện:
Bước 1: Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ
Bước 2: Chuẩn bị một miếng gạc (hoặc bàn chải silicone mềm dành cho bé sơ sinh) sau đó nhấn nắp cho dung dịch chảy từ 2-3 giọt lên miếng gạc (hoặc bàn chải silicone)
Bước 3: Nhẹ nhàng lau hoặc chải sạch màng bám trên lưỡi, răng, mát-xa nướu.
Lưu ý: Sau khi rơ lưỡi, mẹ nên dùng gạc mềm để thấm dịch rơ cho bé.
3. Cách làm sạch tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gạc răng miệng Dr.Papie
Gạc răng miệng Dr.Papie hỗ trợ hiệu quả cho các bà mẹ bỉm sữa trong việc vệ sinh miệng lưỡi hàng ngày cho trẻ, không chỉ vậy, gạc còn có tác dụng trị nấm lưỡi, nấm miệng, cặn sữa, tưa lưỡi,…
Với các thành phần NaCl, NaHCO3, Xylitol, dịch chiết lá hẹ,… sản phẩm giúp kháng khuẩn, chống nấm và làm sạch màng bám hiệu quả. Chất liệu gạc là polyester mềm mại, êm dịu, an toàn, không gây kích ứng niêm mạc miệng bé, đồng thời, chất liệu này giúp gạc không bị vương sợi bông trong miệng. Sản phẩm giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian chuẩn bị hơn bởi có gạc được tẩm ướt sẵn sàng cho nhiệm vụ rơ lưỡi cho bé.
Cách thực hiện:
Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ
Bước 2: Mở hộp Dr Papie, xé gói gạc theo đường gờ có sẵn và đeo vào ngón trỏ
Bước 3: Rơ lưỡi cho bé theo thứ tự nướu, khoang miệng sau đó đến lưỡi.
Lưu ý: Cha mẹ nên sử dụng gạc rơ lưỡi hàng ngày để làm sạch cặn sữa bám lại trên miệng lưỡi trẻ, đồng thời giúp con kháng khuẩn và phòng ngừa các bệnh về khoang miệng.
4. Cách rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là một công cụ hữu ích giúp các mẹ dễ dàng làm sạch khoang miệng trẻ bởi nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn rất tốt và nhanh chóng làm dịu vùng bị tổn thương cho bé. Nước muối sinh lý 0,9% là mức độ phù hợp để làm sạch khoang miệng mà vẫn tuyệt đối an toàn cho con.
Cách thực hiện:
Bước 1: Mẹ cần chuẩn bị 50ml nước muối sinh lý 0,9%
Bước 2: Chuẩn bị gạc vô trùng quấn vào một ngón tay, sau đó thấm vào dung dịch nước muối rồi rơ lưỡi và khoang miệng bé một cách nhẹ nhàng.
Lưu ý: Các cha mẹ không nên tự pha nước muối để rơ lưỡi cho con vì không đảm bảo nồng độ nước muối và an toàn cho bé, nếu pha với nhiều muối có thể gây tổn thương nặng đến khoang miệng trẻ.
III. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI RƠ LƯỠI CHO TRẺ
Không nên cạy, chà mạnh để làm sạch tưa lưỡi của trẻ bởi niêm mạc của trẻ còn non mềm, nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương, do vậy, cha mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng và từ từ.
Không nên rơ lưỡi lúc trẻ đói bụng hoặc ngay sau khi ăn no. Vào lúc đói, bụng bé còn rỗng, nếu cha mẹ rơ lưỡi sẽ làm bé bị khó chịu và dễ gây nôn khan. Sau khi bé ăn no, việc rơ lưỡi có thể làm trẻ bị nôn trớ do nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài. Vì vậy, thời điểm thích hợp để rơ lưỡi cho trẻ là vào sáng sớm, ngay khi trẻ ngủ dậy, thực hiện cùng với các thao tác vệ sinh cho bé vào buổi sáng.
Không nên để gạc quá khô vì nếu gạc không đủ ẩm sẽ làm tổn thương niêm mạc của bé, gây đau, khó chịu và vô tình tạo nên các vết trầy xước trong khoang miệng trẻ.
Không giữ bé quá chặt trong quá trình rơ lưỡi bởi làm vậy khiến bé căng thẳng, sợ hãi.
Không ép bé dùng một dung dịch rơ lưỡi duy nhất, cha mẹ có thể linh hoạt trong việc lựa chọn dung dịch rơ lưỡi cho con giúp con thỏa mái nhất có thể.
Không rơ lưỡi quá sâu vào cổ họng của bé vì có thể khiến trẻ khó chịu, nôn trớ. Cha mẹ chỉ nên thao tác trong khoang miệng như làm sạch hàm răng trên, hàm răng dưới, bề mặt lưỡi và hai mặt trong của má.
Không nên thực hiện rơ lưỡi khi bé đang quấy khóc và không chịu hợp tác bởi nếu cố tình đẩy gạc rơ lưỡi vào trong khoang miệng sẽ khiến trẻ hoảng sợ và khóc lâu hơn. Nên dỗ bé bình tĩnh, nín khóc rồi mới tiến hành rơ lưỡi.
Lạm dụng rơ lưỡi có hại cho trẻ, bởi nếu rơ lưỡi quá nhiều sẽ gây tổn thương cho bé và là nguồn phát sinh các bệnh răng miệng khác, do đó, chỉ nên rơ lưỡi cho trẻ nhiều nhất là 2 lần/ngày.
IV. GIẢI ĐÁP MỘT SỐ THẮC MẮC THƯỜNG GẶP CỦA MẸ KHI RƠ LƯỠI CHO BÉ
1. Cách rơ lưỡi an toàn nhất cho trẻ 3 tháng tuổi là gì?
Cách rơ lưỡi an toàn nhất cho trẻ dưới 3 tháng tuổi đó là dùng gạc lưỡi Dr.Papie vì nếu sử dụng gạc khô thông thường, mẹ sẽ phải tự thẩm dịch. Quá trình thẩm dịch của mẹ có thể làm cho các vi khuẩn có hại xâm nhập dễ dàng, do đó làm tình trạng bệnh của bé thêm khó lường hơn.
Gạc Dr.Papie đã được tẩm dịch và tiệt trùng 2 lần nên hoàn toàn vô trùng và tuyệt đối an toàn cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Đặc biệt là gạc được dệt bằng sợi Polyester vô cùng mềm mại, không để lại sợi bông trong miệng trẻ và không gây kích ứng với làn da non nớt của con.
2. Rơ lưỡi cho bé bằng thuốc có tác dụng phụ không?
Có thể có. Trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn trớ, đầy bụng, sốt hoặc đau đầu…Để hạn chế những tác dụng phụ ấy, mẹ cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong khi điều trị cho trẻ.
3. Rơ lưỡi cho bé sơ sinh một ngày mấy lần là tốt nhất?
Mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ tối thiểu là 1 lần/ngày. Trong trường hợp bé bị nấm lưỡi, tưa lưỡi thì mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ 3 lần/ngày.
4. Đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý có thể thay bằng nước muối tự pha tại nhà được không?
Tốt hơn hết là mẹ nên dùng nước muối sinh lý 0,9% để rơ lưỡi cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể thay thế nước muối sinh lý bằng nước muối tự pha nhưng cần đảm bảo chắc chắn đúng về tỉ lệ nước và muối. Mẹ có thể dễ dàng pha nước muối để rơ lưỡi cho con với tỉ lệ 9 gam muối: 1 lít nước. Cách làm này giúp mẹ vừa có thể tiết kiệm mà vẫn hiệu quả, an toàn.
Cách pha: các mẹ hòa tan ½ thìa cafe muối trắng cùng với 200ml nước ấm.
Bài viết trên đã bật bí cho các mẹ 4 cách rơ lưỡi an toàn, khoa học và hiệu quả nhất cho trẻ sơ sinh. Với những chia sẻ trên, hy vọng bài viết hữu ích cho các ông bố bà mẹ bỉm sữa trong quá trình nuôi dạy con khôn lớn và khỏe mạnh.
Để lại một bình luận