Khi mang thai, tâm lý của phụ nữ có nhiều thay đổi, mẹ bầu thường nhạy cảm hơn và dễ bị căng thẳng, stress, đặc biệt đối với những người mang thai quá sớm hoặc mang thai lần đầu. Stress khi mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm hơn như trầm cảm, rối loạn tâm lý,… nếu không có hướng khắc phục kịp thời. Bài viết dưới đây giúp các bạn hiểu rõ được nguyên nhân khiến mẹ bầu stress, những biểu hiện, hậu quả có thể xảy ra và các giải pháp giúp mẹ bầu thoát khỏi stress trong suốt thai kỳ.
I. NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN MẸ BẦU CĂNG THẲNG, STRESS
Mang thai là giai đoạn nhạy cảm đối với các mẹ bầu. Trong thời kì này, tâm lý của bà bầu có nhiều thay đổi, cả về thể chất và tinh thần bởi sự thay đổi của các hoocmon trong cơ thể.
Một nguyên nhân khác khiến các mẹ bầu căng thẳng là trong quá trình mang thai, họ lo lắng và suy nghĩ quá nhiều về các vấn đề của cuộc sống. Các bà bầu thường lo âu và tự đặt nhiều câu hỏi cho bản thân như “làm sao để đủ tiền nuôi con?”, “ làm gì để con được khỏe mạnh?”, “ phải chuẩn bị những gì khi con ra đời?”. Từ đó dẫn các mẹ quay cuồng vào lo lắng, suy nghĩ dẫn đến stress. Ngoài ra, có một số trường hợp mẹ bầu bị áp lực từ những lời nói của gia đình, họ hàng, làng xóm, thậm chí là người chồng. Những áp lực từ công việc cũng khiến họ đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng và stress.
II. MẸ BẦU STRESS CÓ BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
1. Thay đổi về cảm xúc
Khi mang thai, phụ nữ thường nhạy cảm hơn, cùng với đó, cảm xúc cũng thay đổi thất thường. Khi gặp phải những khó khăn hay những vấn đề khó xử trong cuộc sống, họ thường lúng túng, bối rối và cảm thấy bất lực vì không tìm ra cách xử lý, điều này làm cho họ cảm thấy bản thân rất vô dụng, dẫn đến tâm trạng mệt mỏi, chán nản.
Thay đổi cảm xúc đột ngột, quá mức làm cho mẹ bầu dễ bị kích động, tức giận, khó kiểm soát bản thân và mau nước mắt. Stress quá lâu ngày mà không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ khiến mẹ bầu bị trầm cảm.
2. Thay đổi bên trong cơ thể
Cơ thể của người bị stress nói chung, không chỉ riêng bà bầu thường sẽ cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng, không có sức sống, không muốn làm bất cứ điều gì. Điều này khiến họ thường xuyên đau đầu và gặp một số triệu chứng đi kèm khác.
3. Thay đổi lối sống
Thói quen và lối sống hàng ngày của bà bầu bị stress cũng bị thay đổi khá nhiều. Một số thai phụ trở nên chán ăn, không muốn ăn, nhạt miệng; một số trường hợp thai phụ mất ngủ, khó bước vào giấc ngủ. Do vậy, họ thường hay bị quên, giảm sút trí nhớ, khó khăn để tập chung vào một vấn đề gì đó và không thể đưa ra bất kỳ một quyết định nào.
Đặc biệt, thai phụ bị stress thường thu mình và không muốn nói chuyện với ai. Họ chán nản với những điều thú vị vốn trước kia làm cho họ vui, không có hứng thú giao tiếp, trò chuyện với mọi người và ghét những nơi đông người.
III. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CĂNG THẲNG, STRESS KHI MANG THAI
1. Tác động tiêu cực tới sức khỏe thai nhi
1.1. Ảnh hưởng đến não bộ của bé
Khi bà bầu bị stress, cơ thể người mẹ ra tiết ra hoocmon căng thẳng, cùng với đó là thải ra nhiều độc tố gây hại trực tiếp đến em bé trong bụng và làm thay đổi cấu trúc não bộ của thai nhi.
1.2. Trẻ bị nhẹ cân
Nếu trong giai đoạn mang thai mẹ bầu có tâm lý không thỏa mái, mệt mỏi, hay buồn bã, chế độ dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi không thích hợp thì thai nhi sẽ hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng từ mẹ, khiến trẻ bị nhẹ cân từ khi còn trong bụng mẹ đến khi ra đời và lớn lên. Có một số trường hợp bé sinh ra chỉ nặng khoảng 2kg bởi trong thời kỳ mang thai mẹ bị căng thẳng, stress kéo dài. Điều này khiến quá trình chăm sóc con sau này của các ông bố bà mẹ trở nên thêm phần khó khăn.
1.3. Mắc hội chứng rối loạn giấc ngủ
Stress lo âu kéo dài sẽ khiến các mẹ bầu mất ngủ và kiệt sức. Điều này có thể làm cho em bé cũng mắc phải hội chứng rối loạn giấc ngủ sau khi ra đời.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng những đứa trẻ có mẹ bị stress trong quá trình mang thai thường gặp những vấn đề về giấc ngủ ở lúc 18 và 30 tháng tuổi. Vấn đề này xảy ra là do cortisol truyền qua nhau thai, sau đó tác động vào vùng não ổn định nhịp sinh học của đứa trẻ. Vấn đề này sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến não bộ của trẻ nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời.
1.4. Mắc hội chứng rối loạn hành vi
Theo trang báo MomJunctionnổi tiếng chuyên về lĩnh vực mẹ và bé cho hay, ngoài nguy cơ đối diện với hội chứng rối loạn giấc ngủ, trẻ còn có khả năng mắc hội chứng rối loạn hành vi nếu mẹ bầu quá áp lực, stress trong quá trình mang thai. Sau khi ra đời và lớn lên, bé có thể gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh, không thể hòa đồng với mọi người và nặng hơn là bị tự kỷ.
Ngoài ra, mẹ bầu bị áp lực, căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng nguy cơ nhiễm trùng và rối loạn tâm lý ở trẻ là khá cao ngay khi còn ở trong bụng mẹ. Không chỉ có vậy, bé còn có thể gặp các vấn đề liên quan đến tai, mắt, hệ tiêu hóa, tuần hoàn, xương khớp và một số loại bệnh về đường sinh dục. Trẻ nhạy cảm và dễ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng. Nếu mẹ bầu vừa bị stress, vừa sử dụng thuốc lá để giảm stress thì trẻ còn có khả năng cao mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD, ảnh hưởng đến trí não và tương lai của trẻ sau này.
2. Tác động tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu
2.1. Dọa sảy thai hoặc sảy thai
Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, nếu mẹ bầu bị căng thẳng liên tục có thể dẫn đến dọa sảy thai, nặng hơn là sảy thai. Nguyên nhân là do tâm trạng căng thẳng kích thích cơ thể người mẹ tiết ra một loại hoocmon trong máu làm tăng nguy cơ sảy thai của sản phụ. Một vài khảo sát cho thấy khoảng 10-20% trường hợp sảy thai là do bà bầu căng cẳng, stress trong quá trình mang thai.
2.2. Nguy cơ sinh non cao
Căng thẳng kéo dài còn khiến mẹ tăng nguy cơ sinh non khi bé chưa đủ khỏe mạnh. Bé sinh non sẽ bị nhẹ cân và chậm phát triển hơn những đứa trẻ sinh đủ ngày. Bên cạnh đó, bé nhạy cảm và dễ mắc bệnh vì sức đề kháng của bé còn rất yếu.
2.3. Tăng nhịp tim mẹ bầu
Trong khi mang thai, từ tuần thứ 10 nhịp tim của thai sẽ đập nhanh hơn, đến thời kỳ cuối, nhịp tim của thai lại nhanh hơn thời kỳ trước khoảng 10 nhịp. Thường thường nhịp tim mẹ bầu dao động ở mức 100 lần/ phút.
Đối với những bà bầu thường xuyên căng thẳng, stress hay dồn nén cảm xúc thì nhịp tim sẽ tăng nhanh hơn bình thường. Điều này là không tốt cho cả bà mẹ và thai nhi.
2.4. Tiền sản giật
Áp lực, căng thẳng dẫn đến nhịp tim tăng, do đó làm huyết áp của mẹ bầu cũng tăng theo. Điều này xảy ra làm thai phụ dễ mắc hội chứng nhiễm độc thai, sản giật, tiền sản giật. Đó đều là những hội chứng rất nguy hiểm và có hại đối với cả mẹ và bé.
2.5. Dễ dẫn đến trầm cảm
Stress, mệt mỏi, căng thẳng, lo âu kéo dài là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh trầm cảm, đây là một loại bệnh tâm lý không còn xa lạ với tất cả mọi người. Đối với một thai phụ, trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn tác động trực tiếp đến thai nhi như sinh non, sảy thai, con nhẹ cân, thai nhi không phát triển hoặc bị dị tật. Sau khi ra đời bé có khả năng bị chậm nói, rối loạn hành vi hoặc mắc bệnh tự kỷ.
Nếu sản phụ trầm cảm không được quan tâm chăm sóc, không có lộ trình điều trị đúng đắn thì họ có thể tìm đến những hành vi tiêu cực như hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích, thậm chí là tự tử.
IV. CÁCH GIÚP MẸ BẦU VƯỢT QUA CĂNG THẲNG, STRESS
1. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Trong suốt thời gian mang thai, bà bầu nên có cân đối thời gian nghỉ ngơi hợp lý và không nên làm việc quá sức gây căng thẳng, stress. Khi mẹ bầu quá căng thẳng và áp lực từ công việc sẽ gây ảnh hưởng xấu trực tiếp tới sức khỏe thai phụ và thai nhi. Do vậy, cần sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, nên dành thời gian thư giãn ở một không gian rộng, thoáng đãng để đầu óc được tỉnh táo và tránh việc nghĩ ngợi quá nhiều. Đặc biệt nên chia sẻ công việc gia đình với chồng, tránh ôm quá nhiều việc trong nhà.
2. Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp
Uống nhiều nước
Nếu để cơ thể mất nước thì mẹ bầu sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ, do đó cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể trong quá trình mang thai. Việc uống đủ nước giúp cơ thể thỏa mái, giảm stress trong công việc và chống được nhiều bệnh tật.
Bổ sung đầy đủ vitamin
Việc bổ sung vitamin cho bà bầu rất cần thiết. Ngoài ra, các mẹ nên tích cực uống nước cam, nước dâu và các loại nước ép hoa quả khác, nhất là trong thời tiết nóng nực hay những lúc cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.
Ăn quả óc chó
Trong quả óc chó có chứa nhiều axit béo omega 3. Thành phần này giúp hệ thần kinh mẹ bầu ổn định và hoạt động tốt. Loại quả này còn giúp an thai, điều hòa cảm xúc, cơ thể người mẹ để thai nhi phát triển tốt và ngăn ngừa được nhiều bệnh tật.
Ăn sữa chua
Không chỉ chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, sữa chua còn cung cấp cho bà bầu lượng protein vừa đủ duy trì cảm giác thỏa mái, giúp các mẹ bầu luôn luôn trong trạng thái thỏa mái, vui vẻ và tràn đầy sức sống.
3. Tập yoga trong suốt giai đoạn thai kỳ
Mẹ bầu nên đăng ký tham gia các buổi tập yoga sau 1 ngày làm việc cực nhọc, mệt mỏi bởi yoga sẽ giúp các bà bầu thư giãn đầu óc, thỏa mái tinh thần và có một cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tự áp dụng các bài tập thể dục tại nhà để nâng cao sức khỏe mẹ bầu.
4. Đi dạo khi cảm thấy stress
Khi mẹ bầu cảm thấy không thỏa mái, cách để điều hòa cảm xúc tốt nhất là đứng lên đi lại hoặc ra ngoài đi dạo, hít thở không khí và ngắm nhìn vạn vật xung quanh. Điều này sẽ giúp các mẹ bớt căng thẳng và thư thái hơn việc ngồi một chỗ trong nhà.
5. Thường xuyên tâm sự, chia sẻ cảm xúc với chồng
Phụ nữ ai cũng muốn được chồng quan tâm và chăm sóc ân cần chu đáo, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai nhạy cảm và tâm lý thất thường. Đối với các mẹ bầu, không gì hạnh phúc hơn khi được chồng hỏi han, chiều chuộng, chăm sóc, hay chỉ đơn giản là những món quà nhỏ tặng vợ, những chiếc hôn lên bụng vợ,…Những điều tưởng chừng đơn giản mà có sức mạnh tuyệt vời, là nguồn động viên lớn lao giúp mẹ bầu vượt qua hơn 9 tháng gian nan, vất vả.
6. Thư giãn và sử dụng liệu pháp bổ sung
Massage trong thời kỳ mang thai là giải pháp giảm stress rất hiệu quả. Nếu massage kết hợp dầu thơm thì cần chú ý đến độ an toàn đối với thai phụ, đặc biệt cần quan tâm chú ý vào giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, thai phụ cần hỏi ý kiến các chuyên gia trước khi sử dụng các loại dầu thơm như tinh dầu cam quýt, tinh dầu oải hương,…
Suy ngẫm và tưởng tượng về những điều vui vẻ, tích cực cũng là một cách rất hữu ích cho thai kỳ. Các mẹ có thể tìm đọc các cuốn sách dạy về kỹ thuật thư giãn rồi lựa chọn một thời điểm thích hợp, riêng tư để thực hành suy ngẫm, thư giãn trong vòng 30 phút.
7. Chuẩn bị tinh thần tốt cho sinh
Các mẹ bầu thường lo lắng về những cơn đau khi chuyển dạ và những rủi ro trong quá trình sinh nở. Nhưng hãy cố gắng ngừng lo lắng bằng cách tìm hiểu kỹ càng về kỹ thuật chuyển dạ thông qua các lớp học tiền sản hay thông tin tạp chí. Những thông tin ấy sẽ giúp mẹ bầu có tinh thần ổn định hơn, bớt lo lắng và tự tin hơn trong những ngày cuối của thai kỳ.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thăm trước phòng sinh ở bệnh viện để có cảm giác an tâm hơn cho bản thân và cần hỏi ngay ý kiến bác sĩ khi thấy trong người có biểu hiện bất thường.
Hy vọng với những thông tin mà muaonlinegiatot.com chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nguyên nhân, biểu hiện cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề stress khi mang thai, từ đó rút ra được những biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.
Để lại một bình luận